Chuyển đến nội dung chính

Sự phát triển của Irimi Nage trong Aikido


Tác giả nhớ rõ lúc còn trẻ sau khi vừa bắt đầu học Aikido, từng gặp rất nhiều vị sư phụ, khi giảng dạy về động tác "Irimi Nage", cách diễn đạt và cách làm có thể nói là thiên biến vạn hóa, phương thức nói của mỗi người đều không giống nhau;

Có phương thức cần dùng cánh tay móc vật ngã đối thủ, có phương thức phải xoay cổ đối phương, cũng có người nói cần phương thức cùng loại với Hane Goshi trong Judo để đánh ngã đối thủ.

Thời đại ấy còn chưa có internet, các nguồn thông tin ngoài là băng ghi hình và sách ngoại văn; Kỳ thật không xem còn được, một khi cẩn thận nghiên cứu sẽ phát hiện, từ Ueshiba Morihei đến Ueshi Kisshoumaru, Gozo Shioda, Koichi Tohei, còn cả những phim giáo học giảng tập làm mẫu của đạo quán bản bộ để phân tích, rõ ràng cùng gọi là Irimi Nage, sao mọi người đều làm không giống nhau vậy!!

Irimi Nage: Tổ sư Aikido là Ueshiba Morihei, thời kỳ Kobukan (Đạo quán của tổ sư thời điểm đó tên là Kobukan) trước Đại Chiến lần thứ hai, ngay ở hệ thống dạy học phần lớn đã chọn dùng kỹ xảo này. Chúng ta có thể nói, kỹ thuật này là từ quan niệm "Irimi" phát triển thành. "Irimi" ở đây là danh từ, trong lịch sử Aikido (phái khác thì tôi không dám nói), niên đại có thể khảo chứng, khoảng giai đoạn đầu năm 1930 tới năm 1940; Căn cứ theo Hisao Kamada là đệ tử đầu tiên tổ sư thu nhận sau khi chuyển đến Tokyo nhớ lại quá trình tổ sư dạy năm đó, trong đó nhắc tới: "Động tác thân pháp sư phụ thường dùng nhất là Irimi, ban đầu tôi tưởng rằng đây là tới từ quan niệm Daitoryu, nhưng sư phụ chưa từng giảng rõ về nguồn gốc và sự phát triển của nó; Sư phụ luôn nói: "Irimi tiến vào góc chết của đối phương, đồng thời dẫn đối phương đến gần góc chết của mình. . .";

(Ghi chú: Trong bài này đề cập "Irimi" và "Irimi Nage", là chỉ hai loại bất đồng; Trong đó "Irimi" là một loại khái niệm, một loại tình trạng, một loại kỹ xảo, còn "Irimi Nage" là chỉ một loại kỹ pháp; Có lẽ sẽ có vài khi người đọc sẽ lẫn lộn, cho nên nhắc nhở mọi người trước ở đây)

Do đó, trong giáo trình võ thuật "Luyện tập võ đạo" nội bộ Kobukan xuất bản năm 1933, còn có phim tài liệu "Hợp Khí võ đạo" ghi hình bởi đài truyền hình Asahi năm 1935, có cách làm mẫu Irimi Nage tương tự với ngày nay. Nhưng căn cứ vào hồi tưởng của các đệ tử thời kỳ này, tất cả kỹ xảo đều không có tên. (Hơn nữa, thành thật mà nói, động tác này nghiêm khắc mà nói, xem như là một loại kokyu nage, nếu có thể coi là Irimi Nage, e rằng không ít tranh luận)

Tất cả các kỹ xảo được đặt tên cụ thể là vào năm 1938, tổ sư đáp ứng yêu cầu của Hiến Vương Kaya Tsunenori (anh họ của thiên hoàng lúc ấy), xuất bản một quyển sổ tay kỹ thuật của "Võ Đạo"; Mà quyển sổ tay kỹ thuật này, bên trong có hình ảnh minh họa rõ ràng, hơn nữa rõ ràng đặt kỹ xảo đó tên là Irimi Nage. Đó cũng là nguồn gốc sớm nhất của cái tên Irimi Nage.

Nói đến "Irimi", phải nói đến một động tác khác tương ứng với nó, "Tenkan". Trước hết hãy giải thích định nghĩa của hai danh từ này:

Irimi: Cơ thể di chuyển về phía trước, hướng về sườn bên hoặc phía sau của đối thủ, lấy được vị trí đối phương không thể thi triển kỹ xảo hoặc phản kháng.

Tenkan: Dùng đường trung tâm của mình làm trục xoay, chuyển hướng tới mục tiêu đối phương không thể thi triển kỹ xảo hoặc phản kháng.

Trong quan niệm Aikido hiện đại của chúng ta, hai động tác này tách biệt độc lập, vì vào năm 1950, sau khi thầy Koichi Tohei định nghĩa tương quan cơ sở lý luận của môn võ thuật Aikido này, lần lượt đem hai động tác "Irimi" và "Tenkan" này gọi là hai trụ cột lớn tương hỗ với "Omote", "Ura" trong vận động cơ bản của Aikido, do đó, việc đặt tên kỹ xảo và thiết kế động tác, cố gắng đem kỹ xảo aikido hướng tới hai mặt "Omote", "Ura" để phân loại liền dùng Irimi Nage làm quy tắc, thời kỳ đầu Aikikai phát hành sách giáo khoa kỹ xảo, Irimi Nage liền chia làm hai loại mô hình thao tác "Omote", "Ura". "Omote" chọn phương thức thi triển Irimi, "Ura" chọn phương thức thi triển tenkan, chi tiết này, đợi chúng ta thảo luận cẩn thận đã.

Nhưng từ năm 1938, trong quyển sách võ đạo này, hai động tác "Irimi" và "Tenkan" (ý nghĩa hoặc nội hàm" có thể nói là nhất trí, do có thể rõ ràng nhìn ra từ hình vẽ, năm đó tổ sư (hoặc là đệ tử của ông) khi soạn quyển sách này, cố ý kết hợp hai động tác với nhau, đặt chúng vào cùng một chương để thuyết minh thảo luận.

Ueshiba Morihei tổ sư Aikido làm mẫu Irimi và Tenkan (Ảnh trích từ sách "Võ Đạo" xuất bản năm 1938)

Kế tiếp, chúng ta nói kiểu Irimi năm 1930.

Xin hãy xem hình bên dưới, tổ sư và đối thủ đối nhau nửa người đứng thẳng, khi đối phương (đối thủ ảnh dưới là Ueshiba Kisshoumaru thời trẻ) tấn công về phía trước, tổ sư tiến chân trái, lướt sang bên tiến vào phía trước bên phải đối phương, thuận thế atami vào người đối phương, rồi bắt lấy áo và cổ tay đối phương, đồng thời dùng đường trung tâm của cơ thể mình làm trục chính, xoay tròn eo hông mình, làm biến đổi vị trí người mình ở phía sau bên phải đối phương.

Tổ sư làm mẫu cách thực hiện Irimi Nage đời đầu (Ảnh trích từ sách "Võ Đạo" xuất bản năm 1938)

Giống với trình tự đó, lặp lại lần nữa, chẳng qua lần này tổ sư tiến chân phải bước vào sau hai chân đối phương, đồng thời xoay eo hông của mình rồi nâng tay phải đẩy về phía cằm đối phương , đánh ngã đối thủ; Phân tích cả động tác, có thể xem như là một kỹ xảo phối hợp các kỹ năng phức tạp cao.

Kỳ thật, khi ấy còn có một nhóm ảnh khác, biểu hiện cách đánh Irimi Nage của tổ sư khi đó.

Trong ảnh bên dưới, đối thủ (Rinjiro Shirata) sau khi đánh về phía trước, sư tổ nghiêng người tránh, tay trái đưa ra chắn, tay phải thuận thế shomen uchi đánh trả vào đầu đối phương (Chú ý atemi của tổ sư nhé, không nhất định phải dùng nắm đấm phản kích, shomen uchi cũng rất thường xuất hiện trong kỹ xảo atemi), rồi mới một tay bắt lấy áo đối phương, tay kia đẩy cằm đối phương, làm cho đầu đối phương lại nhanh chóng xoay mạnh 180 độ về phía sau, quẳng ngã đối phương. Dựa vào cách nhìn hiện nay, có thể nói là cách làm cực kỳ trực tiếp mà lực sát thương cũng cực lớn. (Tổn thương cổ sẽ rất lớn)

Tổ sư làm mẫu cách thực hiện Irimi Nage đời đầu (Ảnh trích từ sách "Võ Đạo" xuất bản năm 1938)

Cách đánh Irimi Nage này, qua 20 năm sau đã có phần thay đổi, đầu tiên, dưới sự hợp tác của đại đạo chủ đời thứ hai Ueshiba Kisshoumaru và bộ trưởng sư phạm đương thời Koichi Tohei, đã định nghĩa đại đa số mô hình kỹ xảo Aikido hiện nay, chỉ nói riêng về Irimi Nage, đầu tiên, loại bỏ một vài cách đánh không an toàn có khả năng sẽ gây thương tích cho đối phương, mặt khác, chính là định nghĩa kỹ xảo Irimi Nage có hai loại "Omote" và "Ura"; Đồng dạng là sử dụng vị trí cơ thể và xoay eo hông tạo thành nguyên lý đòn bẩy khiến đối phương ngã xuống, cách đánh kiểu "Omote", chính là Irimi đơn giản, rồi mới xoay eo hông làm cho đối phương ngã ra; Kiểu "Ura" thì lại nhấn mạnh thân pháp "Tenkan", irimi ra sau đồng thời kéo đối thủ, rồi mới đánh đối phương ngã ra.

Lý luận này có lẽ được ba nhân vật sừng sỏ của giới Aikido thời bấy giờ, cũng chính là Ueshiba Kisshoumaru, Koichi Tohei và Gozo Shioda phê chuẩn, đồng thời chọn áp dụng lý luận và phân loại như vậy vào hệ thống dạy học của mình. Thế nhưng, thực tế lại đều có vài khác biệt nho nhỏ riêng. (Những khác biệt này, sau khi tác giả mới nhập môn Aikido, từng quấy nhiễu tác giả một thời gian, vì là kỹ xảo phía trước như nhau, là kỹ xảo phía sau như nhau, tại sao lại trộn lẫn vào nhau??)

Đầu tiên, chúng ta hay xem mẫu thao tác Irimi Nage của đại đạo chủ đời thứ hai Ueshiba Kisshoumaru. Tác giả cho rằng, Irimi Nage của đại đạo chủ đời thứ hai là kế thừa từ võ thuật của tổ sư, một trong những chiêu thức được sửa đổi mức độ lớn nhất; Đầu tiên, đại đạo chủ đời thứ hai gọi động tác IrimiIrimi Nage, tăng thêm động tác ấn đầu đối phương hướng xuống sàn nhà, như hình sau:

Đại đạo chủ đời thứ hai Ueshiba Kisshoumaru, trong một phim tài liệu vào năm 1962, làm mẫu cách đánh Irimi Nage.

(Chú thích: Bức ảnh này vì thời gian chụp, sẽ tưởng rằng Ueshiba Kisshoumaru hướng đối phương về phía trước ép đầu đối phương xuống sàn nhà; Kỳ thật, căn cứ vào bộ phim, Ueshiba Kisshoumaru là hướng đầu đối phương ra phía sau ấn xuống, đồng thời thuận thế di chuyển cơ thể mình, hơn nữa đối thủ cũng đồng thời hộ thân, mới có thể sinh ra lỗi giác như vậy)

Sự cải biến này tiếp diễn mãi đến đại đa số người luyện tập Aikido dưới cờ của Aikikai hiện tại; Ueshiba Kisshoumaru trong khi "Irimi" đến sau đối thủ, thuận thế khống chế cổ (đầu) đối phương, ép đầu đối thủ về phía sàn làm mất thăng bằng, giả thiết sau khi đối phương mất thăng bằng có ý đồ dùng hết sức đứng dậy, dùng thủ pháp "Irimi" khiến đối thủ ngã ngửa ra sau. Cách làm này có biến đổi cực lớn với cha ông (tổ sư) sau khi Irimi, trong khi hơi làm cơ thể đối phương nghiêng đi, sẽ đánh ngã đối phương ra sau; Ngoại trừ động tác thi triển mỹ quan tròn trịa hơn, nhưng đòi hỏi kỹ xảo và chi tiết trở nên phức tạp hơn.

Mà cách làm Irimi đến phía sau đối phương, đem đầu đối phương hướng phía sau đè xuống sàn này, sau khi được Aikikai dố sức mở rộng, hiện giờ đã biến thành phương pháp đánh Irimi Nage được những người luyện tập Aikido trên toàn thế giới luyện tập nhiều nhất.

Cách đánh Irimi Nage tiêu chuẩn được Aikikai phổ biến tới toàn thế giới hiện nay (Hình ảnh trích từ quyển Aikikai Kikido, xuất bản năm 2005)
Loại phương pháp này cũng lan truyền đến đông đảo những nhân vật đầu lĩnh Aikido lúc ấy, kể cả Koichi Tohei nổi danh nhất khi đó cũng chọn dùng cách như vậy; Chẳng qua, Koichi Tohei ép đầu đối thủ xuống phía trước, cánh tay cũng hướng đầu gối ép xuống, như hình sau. Mà kỳ thật làm như vậy không phù hợp kết cấu sinh lý lắm, vì tay phải và chân phải đối phương đều đang nằm ở vị trí ưu thế, muốn đem đầu đối phương ép về phía đầu gối, ắt sẽ rất dễ dàng tạo thành dãy tam đại cơ thể cổ, lưng và eo của đối phương liên hợp phản kháng, còn có lực phản tác dụng của cơ tứ đầu đùi, động tác này ắt sẽ không hợp với lẽ thường; Cũng chính vì vậy, động tác này, về sau được Koichi Tohei dùng để giải thích tác dụng của "khí" và một trong những kỹ xảo cơ bản của thủ pháp ứng dụng. Mà ở Đài Loan, rất nhiều người coi loại phương thức Irimi Nage này thành kỹ xảo Irimi Nage Omote; Điểm ấy cần bàn lại!

(- Cơ tứ đầu đùi (m. quadriceps femoris): gồm 4 thân cơ 
+ Cơ thẳng đùi (m. rectus femoris): bám từ gai chậu trước dưới, vành ổ cối xuống mặt trước đùi. 
+ Cơ rộng ngoài (m. vastuslateralis): bám từ mặt trước dưới mấu chuyển to đến 1/2 trên đường ráp. 
+ Cơ rộng trong (m. vastusmedialis): bám vào mép trong đường ráp thớ cơ vòng quanh xương đùi đi xuống dưới. 
+ Cơ rộng giữa (m. vastus intermedius): bám vào mép ngoài đường ráp, mặt trước ngoài thân xương đùi. 
Bốn cơ tạo thành khối cơ chính của mặt trước xương đùi xuống dưới chập lại thành gân bám vào bờ trên và hai bên xương bánh chè tạo thành gân bánh chè rồi tiếp tục xuống bám vào lồi củ chày tạo thành dây chằng bánh chè. Động tác duỗi cẳng chân. Riêng cơ thẳng đùi còn giúp gấp đùi.)

Koichi Tohei làm mẫu phương thức Irimi của Irimi Nage (Nguyên văn là Kokyu Nage), hình ảnh trích từ quyển Aikido Thân Tâm Thống Nhất, năm 1972)
Đến nỗi Gozo Shioda cũng chọn dùng mô hình xử lý cùng loại như vậy, nhưng khác biệt chính là Gozo Shioda hướng cánh tay đối thủ ra ngoài về phía sau, phân tán sức mạnh phần sườn bụng đối phương, sau thời điểm này, đối thủ lộ ra trạng thái không ổn định, Gozo Shioda nhân cơ hội này hoàn thành phần động tố ép xuống của Irimi Nage, phương thức xử lý dựa trên vận động cơ thể học như vậy dường như cũng hợp lý hơn so với phương pháp của Koichi Tohei.

Gozo Shioda làm mẫu Irimi Nage, ảnh chỉnh sửa lại từ quyển Dynamic Aikido, năm 1968

Cuối cùng, nói về một vài diễn biến lịch sử đến bây giờ, biến thành mô hình gì.

Về cơ bản, nếu mọi người có cơ hội đọc các ấn phẩm hoặc sách kỹ thuật của Aikikai xuất bản gần đây, bạn sẽ phát hiện, về phương diện Irimi Nage, Aikikai dần dần hầu như đều không hề  nói về sự khác nhau của "Omote" và "Ura" nữa, nói cách khác, trong hệ thống của Aikikai trong tương lai, Irimi Nage hẳn sẽ dần dần theo xu hướng chỉ có một loại, sau khi tiếp được tay đối phương kéo về sau, ép đầu đối phương xuống, thừa dịp khi đối phương muốn đứng lên, thuận thế đánh ngửa đối thủ xuống.

Như tác giả vừa mới nhắc tới, cái gọi là Irimi Nage, giai đoạn đầu có phân thành hai loại phương thức xử lý khác nhau là "Omote" và "Ura"; Chủ yếu là vì bối cảnh thời không ngay lúc đó, suốt thời gian sáng lập tên gọi và lý luận kỹ thuật, để cân đối hài hòa mà lại có đủ tính đối xứng, mới có cách làm như vậy;

Năm 1975, trong một cuốn sách do Ueshiba Kisshomaru xuất bản, rõ ràng nói đến Irimi Nage có hai cách đánh khác nhau là  "Omote" và "Ura" , nội dung hình ảnh có thể tham khảo hai bức ảnh bên dưới, nếu cẩn thận phân biệt, đại khái có thể thấy được, sau khi nhập nội, omote sẽ trực tiếp đánh ngã đối phương, ura là động tác tenkan đa điểm, rồi thuận tiện đè đối thủ xuống, cuối cùng thừa dịp khi đối phương ngóc đầu lên thì hất ngã đối thủ.

Bên trái là Omote, Bên phải là Ura
Cùng một thời kỳ, hai người Koichi Tohei và Gozo Shioda chọn dùng một loại phương thức khác để xử lý vấn đề Irimi Nage omote và ura.

Trước tiên nói về xử lý Irimi Nage Ura, Koichi Tohei đem Irimi Nage thành Kokyu Nage, xin tham khảo hình dưới, khi đối phương shomen uchi, Koichi Tohei dùng tenkan vòng chéo ra sau đối thủ, cũng thuận thế ép đầu đối thủ ra phía trước, cuối cùng thừa dịp khi đối phương đứng lên thì hất ngã đối thủ, trái với kỹ thuật của "Omote" và "Ura", loại này sử dụng tenkan của Kokyu Nage kiểu ura.

Koichi Tohei làm mẫu Kokyu Nage (Irimi Nage) phương thức Tenkan, hình ảnh trích từ một cuốn sách của Koichi Tohei, xuất bản năm 1961.
Chắc chắn sẽ có bạn hỏi, kiểu "Omote" nên xử lý sao đây?? Đáp án như sau: Trực tiếp dùng phương thức nhập nội của Kokyu Nage xử lý.

Koichi Tohei làm mẫu dùng phương thức nhập nội của Kokyu Nage (Irimi Nage), hình ảnh trích từ một cuốn sách của Koichi Tohei, xuất bản năm 1961.
Không phải duy nhất hay ngẫu nhiên, Gozo Shioda cũng chọn dùng loại trình bày và phân tích này.

Bức ảnh dưới là Irimi Nage theo phương thức nhập nội phía bên hông (Omote)

Gozo Shioda làm mẫu Irimi Nage phương thức nhập nội phía bên hông. Hình ảnh trích từ quyển sách DYNAMIC AIKIDO xuất bản năm 1968
Ảnh dưới là Irimi Nage phương thức Tenkan ra sau (Ura)

Gozo Shioda làm mẫu, kỹ pháp Irimi Nage nhập nội chính diện. Hình ảnh Gozo Shioda, sách Total AIKIDO 
Rất thú vị đúng không!! Mọi người định nghĩa về Irimi Nage trước sau (omote ura) đều không giống nhau đâu!!

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tà Binh Phổ - Chương 48

Chương 48 - Hỗn chiến Đối mặt với Huyền Cương chạy trước tiên phong đâm đầu đánh tới, Bách Diệp cũng không dám xem thường, lập tức rũ mũi nhọn trường thương xuống, cổ tay rất nhanh run lên, thương kình bằng không vẽ ra nửa bước sóng song song với mặt đất đẩy dời đi. Mặc dù không nhìn thấy đạo thương kình phá kim đoạn ngọc kia, nhưng động tác rất nhỏ trên tay Bách Diệp lại không thể qua được đôi mắt của Huyền Cương, nó cực nhanh điều chỉnh tư thế chạy nhanh của mình, đem đường quỹ tích bước vọt tới trước kéo thành một hình cung, không cần chậm lại mà vẫn xảo diệu vòng qua thương kình vô hình của thập tự thương, tốc độ cực nhanh, khiến cho Bách Diệp không kịp phát ra đạo công kích viễn trình thứ hai. Bách Diệp thấy Huyền Cương trong nháy mắt đó đã đánh đến trước mặt mình, đáy lòng cũng âm thầm kêu một tiếng hay, thủ đoạn tránh né của nó nhìn như đơn giản, nhưng rất khó nắm chắc, bởi vì cần tỉ mỉ tính toán đo lường biên độ rung trái phải này của cổ tay Bách Diệp, tài năng ước đoán ra b...

Vòng bảy người - Chương 1

Quyển sách thừa Khúc ngoặc đường Văn Tinh có một tòa kiến trúc cao tầng nhỏ thập niên 50, là thư viện lâu đời nhất trong thành phố này, kích thước không lớn. Kết cấu bên trong thư viện vẫn hoàn toàn mang phong cách của thập niên 50, mặt tường ngoài tòa nhà bò đầy dây thường xuân xanh biếc. Loài thực vật này có thể hấp thụ lượng lớn ánh nắng và nhiệt lượng, do đó đi trong hành lang của cao ốc không cảm thấy được một tia thiêu đốt của nắng hè, ngược lại bởi vì tầng tầng loang lổ này mà có vẻ có chút âm u kín đáo. Yên tĩnh là bầu không khí duy nhất của nơi này. Do đó lượng người dù cao tới đâu, một năm bốn mùa cũng đều im ắng như vậy, nguyên tắc cơ bản nhất của thư viện đó là chút yêu cầu ấy, nhưng không mảy may tiếng động nào lại có một tầng ý nghĩa khác, chính là sự cân bằng hết sức yếu ớt. Bởi vì bạn không cách nào biết được giây tiếp theo sẽ có cái gì phá tan sự cân bằng an tĩnh này, cho dù đó là một cây kim rơi xuống mặt đất, cũng sẽ khiến linh hồn bạn bị rung động. Chu Quyết thu dọn...

Ánh Sáng Thành Phố - Vĩ Thanh

Vĩ Thanh - Em ngỡ anh đã đi rồi Một tuần sau, vụ án liên hoàn "Ánh sáng thành phố" tuyên bố kết thúc. Giang Á đối với những tội giết người liên tiếp của mình đã thú nhận không kiêng dè, cũng khai rõ toàn bộ chi tiết gây án. Dưới sự xác nhận của hắn, cảnh sát ở khu đất hoang phụ cận quán cafe "Lost in Paradise", cùng với nhiều địa điểm bên trong thành phố, lấy được lượng lớn vật chứng được chôn giấu, vứt bỏ. Qua xét nghiệm, vật chứng này cùng khẩu cung của Giang Á và kết luận khám nghiệm đồng nhất với nhau. Sau khi toàn lực lùng vớt, ở giữa sông Ly Thông phát hiện phần tàn tích của đầu lâu và mô cơ, cùng nhận định với án nam thi không đầu. Án mạng thôn La Dương 21 năm trước, do niên đại đã rất lâu, trừ khẩu cung của Giang Á ra, không còn chứng cứ nào, viện kiểm sát đưa ra quyết định không cho khởi tố nữa. Thông qua tiến hành kiểm tra toàn diện xe Jetta trắng của Giang Á, cảnh sát ở miệng khóa cốp và đầu đỉnh của cốp xe phía sau phát hiện lượng vết máu nhỏ,...