91,
"Cậu từ đâu có được bức ảnh này?" Tôi kinh ngạc hỏi Song Song.
Song Song có chút thẹn thùng nói: "Ngại quá, đây. . .đây là từ 'quan hệ'' với. . .vói một tiểu sư phụ quản lý lịch sử trường, nhờ anh ấy hỗ trợ, cho tớ tra chút tư liệu trong đó, còn cả tư liệu bao năm qua của phòng giảng dạy giải phẫu. Bởi vì tớ nảy sinh hứng thú tràn trề với thầy Phùng thần bí, muốn xem chút lịch sử công tác của thầy tại Giang Y, không ngờ một phen tìm tòi, nhìn thấy bức ảnh cũ này. Kỳ thật bức ảnh này cùng những ảnh chụp những nhân tài đặt nền móng Giang Y, đều được cất rất kỹ, tớ cũng không dồn hết tâm trí đi tìm những tư liệu xa xưa như vậy. Cho nên khi tớ vừa nhìn thấy bức ảnh này, khi nhìn thấy thầy Phùng trên bức ảnh, quả thực sợ muốn ngất xỉu luôn! Năm 18 Dân Quốc, chính là năm 1929, nếu Phi Phi mà học lịch sử không tồi, sẽ biết, tiền thân của Giang Y chính là viện y học đại học công lập Giang Kinh, chính là được thành lập vào năm 1929. Bức ảnh này là khi Giang Y mới thành lập, chụp lại bộ phận nhân viên trường. Tớ lại kiểm tra quan hệ nhân sự của thầy Phùng tại Giang Y, thầy ấy bắt đầu làm việc tại Giang Y vào năm 1965, chứng tỏ thầy Phùng sau khi trở thành nguyên lão lập trường Giang Y, lại lui về ở ẩn, khoảng chừng 40 năm sau, lại lần nữa tiến vào Giang Y làm việc. Có thể tưởng tượng, 40 năm trôi qua, trải qua nhiều chiến loạn như vậy, thậm chí Giang Y trong thời chiến tranh kháng Nhật đã một lần chuyển đến Thành Đô, đợi đến năm 1965, những nguyên lão vốn lập trường này, hơn phân nửa đã sớm qua đời, không ai còn quen biết thầy Phùng nữa. Cho nên khi đó thầy Phùng xuất hiện, hoàn toàn là hình tượng của một nhân viên nhà trường mới." Song Song lại lấy ra một tờ giấy, cũng là bản photocopy của một bức ảnh, phía trên là một loạt những bức ảnh các nhân viên nhà trường ăn mặc mộc mạc, bên dưới ghi chú rõ là "Quốc Khánh năm 1965", trên bức ảnh kia lại nhìn thấy thầy Phùng, dáng vẻ chừng 30 tuổi, cùng bức ảnh năm 1911, so ra dung mạo trên bức ảnh năm 1929 hầu như không hề khác biệt.
Thầy Phùng là một ngôi sao trường thọ!
Xem tiếp >>>
"Cậu từ đâu có được bức ảnh này?" Tôi kinh ngạc hỏi Song Song.
Song Song có chút thẹn thùng nói: "Ngại quá, đây. . .đây là từ 'quan hệ'' với. . .vói một tiểu sư phụ quản lý lịch sử trường, nhờ anh ấy hỗ trợ, cho tớ tra chút tư liệu trong đó, còn cả tư liệu bao năm qua của phòng giảng dạy giải phẫu. Bởi vì tớ nảy sinh hứng thú tràn trề với thầy Phùng thần bí, muốn xem chút lịch sử công tác của thầy tại Giang Y, không ngờ một phen tìm tòi, nhìn thấy bức ảnh cũ này. Kỳ thật bức ảnh này cùng những ảnh chụp những nhân tài đặt nền móng Giang Y, đều được cất rất kỹ, tớ cũng không dồn hết tâm trí đi tìm những tư liệu xa xưa như vậy. Cho nên khi tớ vừa nhìn thấy bức ảnh này, khi nhìn thấy thầy Phùng trên bức ảnh, quả thực sợ muốn ngất xỉu luôn! Năm 18 Dân Quốc, chính là năm 1929, nếu Phi Phi mà học lịch sử không tồi, sẽ biết, tiền thân của Giang Y chính là viện y học đại học công lập Giang Kinh, chính là được thành lập vào năm 1929. Bức ảnh này là khi Giang Y mới thành lập, chụp lại bộ phận nhân viên trường. Tớ lại kiểm tra quan hệ nhân sự của thầy Phùng tại Giang Y, thầy ấy bắt đầu làm việc tại Giang Y vào năm 1965, chứng tỏ thầy Phùng sau khi trở thành nguyên lão lập trường Giang Y, lại lui về ở ẩn, khoảng chừng 40 năm sau, lại lần nữa tiến vào Giang Y làm việc. Có thể tưởng tượng, 40 năm trôi qua, trải qua nhiều chiến loạn như vậy, thậm chí Giang Y trong thời chiến tranh kháng Nhật đã một lần chuyển đến Thành Đô, đợi đến năm 1965, những nguyên lão vốn lập trường này, hơn phân nửa đã sớm qua đời, không ai còn quen biết thầy Phùng nữa. Cho nên khi đó thầy Phùng xuất hiện, hoàn toàn là hình tượng của một nhân viên nhà trường mới." Song Song lại lấy ra một tờ giấy, cũng là bản photocopy của một bức ảnh, phía trên là một loạt những bức ảnh các nhân viên nhà trường ăn mặc mộc mạc, bên dưới ghi chú rõ là "Quốc Khánh năm 1965", trên bức ảnh kia lại nhìn thấy thầy Phùng, dáng vẻ chừng 30 tuổi, cùng bức ảnh năm 1911, so ra dung mạo trên bức ảnh năm 1929 hầu như không hề khác biệt.
Thầy Phùng là một ngôi sao trường thọ!
Xem tiếp >>>
Nhận xét
Đăng nhận xét