Quyển 1 - Năm 2007 tôi bị bà ngoại gieo Kim Tằm cổ.
Chương 1 - Bà ngoại và Kim Tằm cổ
Tôi sinh vào ngày 20 tháng 8 năm 1986, ngày đó vừa vặn là 15 tháng 7 âm lịch.
Trung Quốc có bốn ngày cô hồn, lần lượt là ngày 3 tháng 3, tết Thanh Minh, 15 tháng 7, mùng 1 tháng 10, đều là ngày tảo mộ tế tổ, biểu đạt tâm tình kính nhớ với tổ tiên, thân nhân, ngày lễ thờ cúng, biểu đạt niềm thương nhớ. Ngày 3 tháng 3 phổ biến ở khu vực Giang Hoài, Giang Nam, theo truyền thuyết ngày này sẽ có quỷ hồn ẩn hiện. Nhưng ngày 15 tháng 7 (có địa phương là ngày 14 tháng 7), lục đạo hiện, quỷ môn mở, cô hồn dã quỷ lang thang.
Đương nhiên, đây đều là truyền thuyết dân gian, không nhất định phải tin. Chẳng qua ngày này đã là ngày cô hồn của dân gian, cũng là tết Trung Nguyên của Đạo gia, hoặc là lễ Vu Lan của Phật giáo, bàn về đặc thù thì vẫn có đạo lý nhất định.
Tôi đi học sớm, sau khi tốt nghiệp trung học mới 16 tuổi, bạn học so với tôi gần như đều nhỏ hơn đến 2 tuổi. Đó không phải vì tôi thông minh trước tuổi, mà vì học sinh của vùng xa ít, không để ý đến tuổi nhập học lắm. Điều này cũng dẫn tới lúc tôi thi tốt nghiệp còn tỉnh tỉnh mê mê, kết quả lọt sổ, ra ngoài xã hội sớm.
Năm 2002 tôi ra ngoài làm thuê, người bên ngoài giống như lục bình, phiêu bạc khắp nơi, trong 7 năm tôi đã đi qua rất nhiều nơi, Nghĩa Ô của Chiết Giang, Phật Sơn, Trung Sơn, Đông Quản, Châu Hải, Thẩm Quyến của Quảng Đông tôi đều từng ở lại, từng làm công việc phổ thông , quản đốc, phó chủ quản của nhà xưởng, từng bày sạp hàng bán trái cây, từng làm đầu bếp quán Pizza kiểu Tây, từng làm thợ sắt thép trên công trường một thời gian ngắn, nhân viên bảo hiểm, bán hàng nghiệp vụ, bán đồ gia dụng...năm 05 còn bị đồng hương lừa đến Hợp Phì đi làm bán hàng đa cấp 1 tháng.
Lúc tôi nghèo nhất, ba ngày chỉ ăn hai cái bánh bao, lúc giàu nhất thì ở khu Đông Quản có hai căn nhà, một chiếc xe nhỏ.
Người quanh năm ở mãi một chỗ, trong một vòng nhỏ hẹp thì chẳng có chuyện gì, chỉ có dục vọng. Nhưng là một kẻ trường kỳ phiêu bạc tha hương, kiến thức nhân sinh bách thái hơn người, sẽ có rất nhiều câu chuyện. Ví dụ nhóm quần chúng tình cờ gặp được những thứ xinh đẹp vui tay vui mắt, ví như mặt tối tăm của xã hội, ví như các mẩu chuyện vặt hiếm thấy khác nhau, ví như...Đông Quản thành phố nhục dục ( 《Nhất Lộ Hướng Tây 》 hiện đang rất nổi tiếng, thật ra phim đó có rất nhiều thứ có lẽ do biên kịch tự đi sưu tầm được, rất nhiều chỗ rất chân thật.)
Câu chuyện về mặt này có rất nhiều thứ đáng để kể, nhưng tôi vẫn phải kể trước một chuyện về bước ngoặt nhân sinh của tôi.
Cuối tháng 8 của năm 07, bà ngoại tôi bệnh nặng.
Tôi ở Đông Hoàn hùn vốn với người ta mở quầy vật phẩm trang sức, sau khi nghe tin lập tức trở về nhà.
Lúc đó tôi đã có xe riêng, là một chiếc Passat màu lam. Nhưng vì chưa quen đường, vì vậy tôi đổi sang xe giường nằm đường dài chạy thẳng đến huyện thành của chúng tôi, nhưng khi ấy tôi cũng thật không ngờ, tôi bước lên con đường nhân sinh hoàn toàn khác với trước kia.
Quê tôi nằm ở Tây Nam, khu dân tộc thiểu số, Đông Lâm Tương Tây, là cửa ngõ của Thập Vạn Đại Sơn.
Nói tới Tương Tây, có người sẽ nghĩ tới cổ thành Phượng Hoàng trong 《 Biên Thành 》 của Thẩm Tòng Văn tiên sinh, có người sẽ nghĩ tới Hoài Hóa, thành phố có giao thông nối liền nam bắc, đương nhiên, cũng có người sẽ nghĩ tới Tương Tây cản thi, cổ độc và thổ phỉ.
Ngay khu vực này mà nói, chỗ chúng tôi kỳ thật coi như là một phần trong vòng phóng xạ văn hóa dân tộc Tương Tây.
Ví dụ thổ phỉ, các đồng chí từng xem 《 Tương Tây trừ phỉ ký 》 có lẽ có thể tưởng tượng ra chút về chỗ chúng tôi: Núi rỗng, nước dơ cùng dân đểu. Đương nhiên, chủ yếu là núi cao đường hiểm, giao thông trắc trở, hơn nữa đông người đất thiếu, quá nghèo nàn. Trước giải phóng chỗ chúng tôi có rất nhiều người miền núi, ban đầu ra đồng cầm cuốc và lưỡi liềm chăm sóc đất đai gia súc, buổi tối mài bén dao rồi đi cướp đường.
Họ bình thường là nông dân kiếm ăn ngoài đồng, bị đấm đá cũng không rặn ra được một tiếng, khi cướp đường thì thành tiểu quỷ của Diêm La Vương.
Đây là một loại nghề, cũng là một loại thói quen.
Lại nói ví dụ như cổ độc, có người nói đây là cổ hủ mê tín, được thôi, cho dù là cổ hủ mê tín đi nữa, bởi vì trước khi tôi 22 tuổi, tôi và rất nhiều đồng chí nhận đầy đủ giáo dục của quốc dân đảng giống nhau, là một người theo chủ nghĩa duy vật, đều không cho rằng trên thế giới này có ma quỷ, có cương thi, có mấy thứ kỳ kỳ quái quái linh tinh lang tang tồn tại.
Mặc dù, trong nhà chúng tôi truyền thuyết này rất nhiều, mặc dù, bà ngoại tôi chính là một người nuôi cổ.
Trung Quốc thời xưa ngu muội, đặc biệt ở vùng xa, có rất nhiều người chưa từng nhận được giáo dục, người nắm trong tay tri thức và người truyền bá thường là một ít nhân sĩ tôn giáo, ví dụ như Đạo giáo, Phật giáo, Tát Mãn giáo...Cùng với rất nhiều tôn giáo nguyên thủy của dân tộc thiểu số, những người còn lại và kẻ truyền bá tôn giáo —— bà ngoại tôi là bà đồng của Miêu trại.
Trong nội dung của Miêu Cương vu thuật kết hợp rất nhiều ma thuật, Trung Y học, Vu Y học, có thể dùng được, cũng có chỗ khiến người ta khó mà tin nổi, khiến người ta lên án chính là uống nước bùa —— trên một loại giấy vàng đặc chế dùng máu gà, chu sa, nước cơm và mấy thứ gì đó trộn lại thành mực viết lung tung lên, cuối cùng đốt trụi, dùng tro thừa xả vào nước uống.
Bà ngoại trong ấn tượng của tôi là một bà cụ khô gầy, nói năng thận trọng, mũi như chim ưng, miệng không có răng, mặt lõm một bên. Bà bây giờ đã hơn 80 tuổi, sinh sống cả đời ở Miêu trại, chuyên xem hương cho người ta (một loại bói toán), chữa bệnh, trừ ma và xem phong thủy, bà con cùng quê mười dặm tám thôn luôn vô cùng tôn kính bà.
Mẹ tôi nói rằng bà ngoại mắc bệnh ung thư, là ung thư dạ dày thời kỳ cuối, hẳn là không chữa trị được nữa.
Lúc xe giường nằm tới huyện thành đã là 7 giờ tối, huyện nhỏ hẻo lánh không có xe buýt, ngày thường chuyến xe trung chuyển giữa trấn trên và huyện thành trễ nhất là 5h30. Tôi lo lắng không yên tìm một chiếc taxi tồi tàn, sau khi cò kè mặc cả cùng tài xế, rốt cuộc 2 giờ sau đã về đến thôn trấn chỗ nhà tôi.
Không ai đón tôi, tự mình trở về nhà. Lần trước tôi trở về là vào đầu năm 05 lúc gom được chút tiền bán hàng đa cấp ở Hợp Phì mới chạy về, chớp mắt một cái, hai năm đã trôi qua. Mà tôi cũng từ thằng nhóc hai tay trống không khi đó, đã trở thành người có chút xuất thân rồi.
Mẹ đón lấy hành lý của tôi, nói cho tôi biết bà ngoại không ở đây, đã quay về Đôn trại rồi.
Bà nói bà chết cũng phải chết ở Đôn trại, mảnh đất đó bà đã sinh sống 86 năm nay, nước giếng ngọt, hạt lúa thơm nơi đó, ngay cả trong gió cũng có mùi hương của hoa cải.
Mẹ tôi có hai người em gái, một em trai, bà là chị cả. Ông ngoại tôi chết sớm, thời Phá Tứ Cựu đã mất rồi. Bà ngoại tôi cũng không am hiểu xử lý nội trợ lắm, cho nên mẹ vừa lớn chút đã phải vất vả không ít. Sau này hai hai dì lần lượt lấy chồng, cậu cũng trưởng thành, lúc này mới cùng cha tôi chuyển đến trấn trên, làm chút buôn bán.
Mấy năm trước cậu đãi vàng phát tài to, chuyển vào thành phố.
Bà ngoại không chịu đi, chỉ ở một mình trong Miêu trại tên gọi là Đôn trại kia. Tinh thần của bà luôn tốt, hơn nữa có người trong thôn chăm sóc, trái lại không cần lo lắng. Không ngờ lúc này lại bị bệnh, hơn nữa còn là ung thư dạ dày, đây chính là bệnh nan y.
Sáng sớm ngày thứ hai tôi cùng mẹ đi tới Đôn trại.
Nơi này trước kia là đường đất bùn lên núi, chẳng qua năm 04 đã thông xe, tôi thuê một chiếc xe tải đi qua đó. Đường xá gập ghềnh khỏi phải nói, khoảng hơn nửa canh giờ, chúng tôi rốt cuộc đã tới Đôn trại. Còn chưa qua khỏi tường rào, tôi đã thấy được chính giữa trại là cây Hòe già, chòi canh, sân phơi và đạo trường đường miếu phía cuối cùng.
Tôi mang theo ít quà, đi theo mẹ vào trong trại. Đường là đường đất bùn, thời tiết khô ráo bụi băm mịt mù, không ngừng có người chào hỏi mẹ tôi, mẹ tôi mặt ủ mày chau đáp lại, tâm sự nặng nề.
Tôi lại một lần nữa gặp bà ngoại tôi, mà khi đó sinh mệnh của bà đã tiến vào thời khắc cuối cùng.
Có rất nhiều tụ tập trong nhà cũ, ngoại trừ dì Út tôi ở xa tận Karamay Tân Cương, phần lớn họ hàng đều quay về, tôi gặp được dì Hai, cậu và mấy đứa em họ, còn có những người khác. Bà ngoại đang nằm trong phòng ngủ đưa lưng ra ngoài, lúc tôi đi vào, ngửi thấy đầy mùi mốc. Trong lòng tôi đau xót, bà ngoại là một người thích sạch sẽ, nhưng dù sao bà cũng đã là người già rồi.
Mẹ nói: "Mẹ, Lục Tả tới thăm mẹ đây!"
Trong ổ chăn ố vàng có một bà cụ gần đất xa trời, tóc tuyết trắng, da như vỏ cây tùng lâu năm, da mặt đồi mồi vàng vọt, hai mắt vô thần, khóe miệng còn chảy chút nước miếng, thần chí hoàn toàn không rõ ràng. Đây chính là bà ngoại, một cụ già đã gần kề với tử vong.
Tôi nắm cánh tay gầy như cẳng chân gà của bà, bà không hề phản ứng, một lát sau, liếc mắt nhìn tôi, lại ngủ thiếp đi.
Mẹ nói với tôi: "Đã không còn nhận ra ai đến nữa." Mẹ lắc đầu, thở dài.
Tôi ở lại Đôn trại hai ngày, bà ngoại vẫn trong trạng thái vô tri vô giác, chưa hề tỉnh dậy. Mấy thân thích đang thương lượng có nên đưa bà ngoại đến bệnh viện thị xã không, nhưng không đạt được ý kiến thống nhất nào. Cậu tôi nói nên tôn trọng ý kiến của bà ngoại, đừng đi tới đi lui nữa —— điều kiện nhà cậu cũng không tốt, trước đó đã vì bệnh của bà ngoại mà tiêu rất nhiều tiền rồi.
Lúc này, một thím họ đang chăm sóc bà ngoại chạy lên nhà chính nói, bà ngoại đã tỉnh táo, bảo chúng tôi qua đó.
"Con là Lục Tả?" Bà ngoại mắt mờ nằm trên giường nhìn tôi. Tôi gật đầu, bà lại hỏi: "Con sinh khi nào?" Mẹ tôi nói chen vào: "A Tả sinh năm 86, đã 21 rồi." Bà ngoại gian nan lắc đầu, lại hỏi: "Sinh lúc nào...tháng."
"Ngày 20 tháng 8, 15 tháng 7 âm lịch." Tôi nói.
Bất thình lình, mắt bà ngoại sáng rực lên, tiếp theo bà lớn tiếng ho khan, trong ngực dường như có đờm, tôi giúp bà vỗ lưng, vài phút sau rốt cuộc phun ra một cục đờm đen đặc. Sau đó bà ngẩng đầu lên nói: "Sư công, người rốt cuộc đã tới rồi."
Tinh thần bà ngoại đột nhiên khá hơn nhiều, bà thế mà còn có thể xuống giường. Bà chỉ huy cậu đến một bãi đất trống phía sau nhà đào lên một cái bình đất, trên miệng bình bịt giấy dầu dày trước kia dùng để làm dù. Theo cái bình được khai quật còn có một hộp gỗ, bên trong có một quyển sách đóng buộc chỉ dày, mặt giấy ố vàng.
Bà ngoại đẩy con gái đang dìu mình ra, run rẩy đi tới bàn trà thấp đặt bình đất. Bà lẩm bẩm nói, tay run run vung vẩy. Cứ thế sau khi kéo dài khoảng 10 phút, bà thoắt cái vạch mạnh giấy dầu ra.
Bên trong đen ngòm, một lát sau, bò ra một con nhộng màu vàng kim.
Con nhộng này ú ù, thịt ngồn ngộn, kích cỡ đạt được xấp xỉ ngón cái con người, mắt đã thoái hóa thành chấm đen, trên cơ thể to mọng có hơn mười cặp chân, hai cánh mềm như giấy bám phía trên. Tôi nhìn chằm chằm chấm đen trên đầu nó, không hề cảm thấy chút mũm mĩm đáng yêu nào, mà cảm giác được vầng sáng quỷ dị phía trên nó.
Bà ngoại còn đang lẩm bẩm nói, xí xô xí xào, tôi chưa từng được học, cho nên nghe không hiểu.
Thế mà, tay bà đột nhiên chỉ về phía tôi.
Con nhộng đã hóa thành một sợi dây vàng, trong tiếng kinh hô của những người bên cạnh, đột ngột chui vào trong miệng tôi.
Bên trong cổ họng tôi chợt mát lạnh, cảm giác có một thứ theo cổ họng, chảy vào trong dạ dày.
Sau đó một dòng mùi tanh hôi bốc lên trong thực quản, tôi đã thoáng cảm thấy hô hấp trở nên đặc biệt khó khăn, tựa như lá phổi bị tằm ăn rỗi, trong tim tựa hồ bị mất một miếng, mà trong thân thể lại có thêm một bộ phận. Theo mùi hôi thối này bốc lên, cảm giác buồn nôn ùn ùn kéo đến kéo lấy tất cả mọi suy nghĩ của tôi, tôi cảm thấy da đầu tê dại lạ lùng, thế rồi rơi vào hôn mê.
Bà ngoại đã chết, vào ngày thứ hai tôi tỉnh lại.
Bà đi rất an tường, kéo tay của tôi nói cho tôi biết rất nhiều thứ, bà nói thứ ngày hôm qua cho tôi ăn tên là Kim Tằm Cổ, là vua của các loài cổ, có thể kéo dài tuổi thọ, còn có thể cường thân kiện thể, còn có rất nhiều tác dụng, nhưng vì sống trong hộp cổ quá lâu, cho nên có độc, mỗi đầu tháng và 15, lúc 12 giờ khuya, độc tố kéo đến, sẽ xuất hiện đau đớn ray rứt. Nếu muốn giải độc, chỉ có tìm cỏ làm mũ La Lùn để ăn.
Bà ngoại còn nói cho tôi biết, Kim Tằm Cổ này sống, nếu trong vòng 1 năm không hàng phục được nó, tôi hẳn phải chết không thể nghi ngờ —— "Nếu con không có mạng hưởng Kim Tằm Cổ, thì xuống đây cùng bầu bạn với bà thôi." Ngoại trừ Kim Tằm Cổ, bà ngoại còn để lại cho tôi một quyển sách viết tay cũ nát, tên là 《 Trấn Áp Sơn Loan 12 Pháp Môn 》.
Nhận xét
Đăng nhận xét